Dịch vụ TennisF cung cấp

Cửa hàng TennisF

Xin mời quý phụ huynh điền thông tin để TennisF tư vấn

Xin mời quý khách điền thông tin để TennisF tư vấn

Xin mời bạn điền thông tin để TennisF tư vấn

Quy trình tổ chức sự kiện trọn gói TennisF

Combo dịch vụ sự kiện TennisF cung cấp

bạn cần mua gì?

Bạn muốn tìm phụ kiện gì?

Bóng Tennis

Quấn Cán Vợt Tennis

Dây Vợt Tennis

thương hiệu

Dây Babolat

Dây Head

Dây Luxilon

Bạn muốn tìm vợt dành cho ai?

Bạn muốn tìm vợt với lối đánh nào?

Bạn muốn tìm vợt với mức giá nào?

BABOLAT

Head

Wilson

Pure Aero Junior 25

2,249,000đ

Pure Aero Junior 26

2,599,000đ

Drive Junior 23

1,899,000đ

Drive Junior 24

1,890,000đ

Drive Junior 23 Girl

1,999,999đ

Drive Junior 24 Girl

1,969,000đ

Drive Junior 25 Girl

1,999,999đ

Pure Drive Junior 25

1,990,000đ

Pure Drive Junior 26

2,299,000đ

Pure Drive Junior 25 Girl

2,299,000đ

Pure Drive Junior 26 Girl

2,299,000đ

Strike Junior 24

1,849,000đ

Graphene 360+ Speed Junior 26

1,849,000đ

Gravity 21 Junior

990,000đ

Gravity 23 Junior

1,090,000đ

Gravity 25 Junior

1,190,000đ

Gravity 26 Junior

1,290,000đ

Radical 19 Junior

1,290,000đ

Roland Garros Elite 21

950,000đ

Roland Garros Elite 23

1,090,000đ

Roland Garros Elite 25

1,120,000đ

Pro Staff V14 25

2,490,000đ

Pro Staff V14 26

2,550,000đ

BABOLAT

Pure Aero Lite 2023 270g

4,599,000đ

Pure Aero Team 2023 285g

4,699,000đ

Pure Aero 2023 300g

4,949,000đ

Bạn muốn tìm hiểu về chủ đề gì?

kiến thức tennis cơ bản

Các dụng cụ cơ bản để mình chơi tennis

Thông thường, mình có nghe qua rất nhiều các bạn khác tư vấn cho chúng ta rất nhiều thứ dụng cụ để mình chơi tennis. Trong bài viết này, TennisF sẽ giúp bạn biết rõ những dụng cụ cơ bản để mình bắt đầu chơi môn tennis. Các dụng cụ cơ bản tennis bao gồm:

  • Vợt tennis: Vợt tennis được thiết kế mặt vợt hình tròn và dây vợt được đan bằng các thành phần nylon, kẽm hoặc ruột bò. Các thương hiệu vợt nổi tiếng thế giới thời điểm hiện nay bao gồm Wilson, Head, Babolat, Prince, Technifibre, Yonex, Volkl và các thương hiệu khác.

  • Bóng tennis: Bóng tennis được thiết kế theo khung hình 2 hình bán cầu và đóng chặt bằng cách nén khí. Bên ngoài bóng tennis là các thành phần lông mềm. Các thương hiệu bóng tennis nổi tiếng thế giới bao gồm Penn, Wilson, Head, Dunlop, Slazenger, Babolat, Technifibre và các thương hiệu khác.

  • Sân tennis: Đương nhiên, nếu bạn đã có bóng và vợt thì bạn cũng cần một khoảng không gian dành riêng cho môn tennis là sân tennis. Sân tennis được thiết kế đủ không gian để bạn có một nơi vui chơi thoải mái và đủ an toàn.

  • Quần áo tennis: Mỗi môn thể thao đều có trang phục dành riêng cho đặc thù của môn thể thao đó. Tennis cũng không phải là một ngoại lệ. Quần áo tennis được thiết kế với một phong cách thoải mái và mát mẻ để bạn di chuyển vui chơi dễ dàng khi bạn chơi.

  • Giày tennis: Giày tennis chuyên dụng có khả năng giúp bạn di chuyển nhanh theo nhiều hướng và ổn định khi trọng lực cơ thể liên tục thay đổi trong trận đấu. Vì vậy, thiết kế của giày tennis có khả năng tạo sự kiểm soát cả má trong và má ngoài bàn chân để giúp bạn giảm thiểu chấn thương chân một cách tối đa.

Lưu ý: Trong danh sách này, TennisF chỉ liệt kê các dụng cụ cơ bản. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, TennisF xin mời bạn vào các bài viết khác trên trang web của TennisF để tìm hiểu thêm

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Tim mạch Thành phố Copenhagen, họ đã nghiên cứu qua các đối tượng chơi môn tennis từ trẻ em đến người lớn tuổi. Sau khi phân tích, họ đã tìm ra được một số lợi ích của môn tennis.

  • Kéo dài tuổi thọ: Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia thể thao, môn tennis đã xếp đầu danh sách về lợi ích kéo dài tuổi thọ trên bảng xếp hạng. Theo dữ liệu nghiên cứu, môn tennis có thể cộng thêm 9.7 tuổi thọ so với các môn thể thao khác. So với môn thể thao đứng nhì bảng là môn cầu lông, môn tennis kéo dài tuổi thọ hơn cả môn cầu lông 3.5 năm.

  • Mọi lứa tuổi đều chơi được: Trong môn tennis có một điều rất thú vị là nó không có giới hạn độ tuổi nào. Bất kể bạn là trẻ em hay người lớn, thậm chí là lớn tuổi, bạn cũng đều có thể chơi tennis. Chỉ cần bạn chơi với một cách an toàn và không vượt quá giới hạn cơ thể, bạn hoàn toàn có thể chơi môn tennis.

  • Giao lưu vui vẻ: Trong môn tennis, nó không chỉ giới hạn trong việc thi đấu trong trận đấu. Bạn còn có thể giao lưu, kết bạn và vui đùa chung với các bạn bè khác nhau. Tâm trạng vui vẻ sẽ giúp cơ thể bạn tiết ra các hormone có lợi để mang lại sức khoẻ tốt và kéo dài tuổi thọ của bạn.

  • Tập luyện toàn thân: Có thể bạn chưa biết, tất cả các kỹ năng trong môn tennis đều là chuỗi liên kết của các bộ phận trên cơ thể mình. Vì vậy, khi chơi tennis, bạn sẽ có thể tập luyện toàn bộ cơ thể của bạn để tăng sức mạnh, sự dẻo dai và sự nhanh nhẹn của cơ thể.

  • Rèn luyện tâm lý: Khi tập luyện hay thi đấu trong môn tennis, nó yêu cầu bạn phải hoàn toàn tập trung và tự điều chỉnh tâm lý. Khi bạn thua hay thắng pha bóng nào trong trận đấu, bạn đều phải tập luyện điều chỉnh tâm lý bình tĩnh để thực hiện các pha bóng sáng suốt.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Vợt tennis có rất là nhiều thiết kế khác nhau để phù hợp với cách đánh và nhu cầu của từng tay vợt. Vì vậy, mình phải hiểu rõ cách chơi và nhu cầu của mình là gì để mình chọn được một cây vợt phù hợp với mình. Để tìm hiểu vợt nào phù hợp với mình, mình bắt buộc phải xem qua 2 yếu tố quan trọng, bao gồm:

Độ rộng mặt vợt

Mặt vợt của vợt tennis có phạm vi khá rộng để thiết kế phù hợp cho nhiều đối tượng, từ các tay vợt trẻ em mới bắt đầu đến các tay vợt chuyên nghiệp. Tính đến năm 2023, phạm vi mặt vợt tennis dao động từ mặt vợt nhỏ nhất là 85” đến mặt vợt lớn nhất là hơn 105".

Cân nặng vợt

Cũng như mặt vợt tennis, cân nặng vợt cũng có một phạm vi nhất định để cho nhiều tay vợt khác nhau đều tìm được một cây vợt lý tưởng dành riêng cho mình. Phạm vi cân nặng vợt tennis nhẹ nhất hiện tại là 255g và lên đến hơn 310g.

Vợt nào phù hợp với mình?

Các tay vợt mới bắt đầu làm quen với môn tennis, đặc biệt là trẻ em thì nên sử dụng vợt trọng lượng nhẹ với mặt vợt lớn hơn. Vợt trọng lượng nhẹ và mặt vợt lớn sẽ giúp cho các tay vợt mới bắt đầu chạm bóng chính xác hơn khi tập luyện mà không bị cảm thấy khó khăn. Tóm tắt lại, các yếu tố mà các tay vợt mới bắt đầu cần xem xét khi chọn vợt là:

  • Mặt vợt lớn (từ 105" trở lên)

  • Trọng lượng nhẹ (tối đa 275g)

  • Vợt có thiết kế tạo thêm lực

Các tay vợt đã đạt đến trình độ trung cấp thì có thể sử dụng vợt với mặt vợt nhỏ hơn và nặng hơn xíu vì cơ bắp trong cơ thể bạn đã làm quen được với nhịp bóng và biết cách tự tạo thêm lực bóng bằng kỹ năng của bạn. Vợt với mặt vợt nhỏ hơn và trọng lượng nặng hơn sẽ giúp bạn tạo ra lực bóng mạnh với sự khống chế tốt. Các yếu tố các tay vợt trung cấp có thể xem xét khi chọn vợt bao gồm:

  • Mặt vợt trung (104" trở xuống)

  • Cân nặng trung (310g trở xuống)

  • Thiết kế vợt giúp tạo thêm sự khống chế bóng

Khi trình độ bạn đã đạt ngưỡng cao cấp, bạn nên sử dụng vợt với mặt vợt nhỏ hơn để tạo ra sự khống chế bóng và cảm giác bóng tốt nhất. Hai yếu tố này sẽ tạo ra cho bạn cảm giác như bạn đang kết nối với trái bóng để giúp bạn đánh ra các pha bóng cực kỳ tự tin. Các tay vợt đã đạt đến ngưỡng cao cấp thì có thể chọn vợt với các yếu tố sau:

  • Mặt vợt nhỏ hơn (100" trở xuống)

  • Trọng lượng nặng hơn (310g trở lên)

  • Thiết kế vợt giúp tạo thêm sự khống chế bóng và cảm giác bóng

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để bạn có khái niệm tốt hơn khi chọn vợt. Để biết được loại vợt nào phù hợp với mình, chúng ta cần phải trải nghiệm thực tế để có được lựa chọn phù hợp nhất.

Nguồn: Công ty Dụng Cụ Thể Thao Wilson

Môn tennis có bao gồm rất là nhiều cách cầm vợt để giúp cho các tay vợt thực hiện được các kỹ thuật hiệu quả với sự an toàn tốt nhất dựa theo cơ địa của mỗi người. Trên vợt tennis, ở dưới đáy cán vợt, có một khung hình chia ra thành 8 cạnh, như hình bên dưới. Mình có thể liệt kê các số thứ tự của từng cạnh theo chiều kim đồng hồ để dễ hiểu hơn.

Để xác định vị trí cầm vợt, mình sẽ sử dụng ngón tay trỏ của mình và cầm vào theo số thứ tự như hình minh hoạ bên trên. Sau đó, mình nắm các ngón còn lại và bàn tay của mình lên cán vợt để giữ chặt cây vợt lại. Trong bài viết này, TennisF sẽ giải thích cơ bản về các cách cầm theo số thứ tự cách cầm.

Cách cầm dành cho cú thuận tay

Cú thuận tay không chỉ có một cách cầm. Thay vì thế, cú thuận tay còn có tới 3 cách cầm cơ bản, bao gồm Grip số 2, số 3 và số 4. Bạn có thể điều chỉnh theo từng cách cầm trên để đánh được cú thuận tay phù hợp với cơ địa và mong muốn của bạn.

  • Nếu bạn muốn chỉ sử dụng một cách cầm vợt cố định cho nhiều kỹ thuật khác nhau, bạn có thể sử dụng Grip số 2.

  • Nếu bạn muốn đánh cú thuận tay với nhiều lực nhưng không cần quá nhiều độ xoáy bóng, bạn có thể sử dụng Grip số 3.

  • Nếu bạn muốn tạo thêm lực xoáy cho cú thuận tay của bạn, bạn có thể cầm vợt theo Grip số 4.

Cách cầm dành cho cú trái tay 2 tay

Khi thực hiện kỹ thuật trái tay 2 tay, bạn có thể sử dụng Grip số 2 cho tay thuận của bạn và tay ngược lại của bạn cầm vào Cạnh số 7 (theo hình minh hoạ bên trên).

Ưu điểm của Trái tay 2 tay

  • Không cần sử dụng quá nhiều lực

  • Có thể đánh bóng trên cao hiệu quả

  • Đối phương khó đoán được hướng bóng

Cách cầm dành cho cú trái tay 1 tay

Như tên gọi của kỹ thuật, cú trái tay 1 tay thì bạn chỉ cần cầm với tay thuận của bạn. Cú trái tay 1 tay thì bạn có thể trải nghiệm nó với 2 cách cầm, bao gồm Grip số 1 hoặc giữa Cạnh số 1 và số 8.

  • Grip số 1 là cách cầm truyền thống và dễ tập nhất để đánh cú trái tay 1 tay.

  • Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra thêm lực xoáy cho cú trái tay 1 tay của bạn, bạn có thể xoay tay bạn qua giữa Cạnh số 1 và số 8.

Ưu điểm của Trái tay 1 tay

  • Lực xoáy nặng và tốc độ bóng cao

  • Dễ dàng đánh thủng lưới đối phương

  • Đánh dọc dây dễ hơn so với cú trái tay 2 tay

  • Góc đánh rộng

Cách cầm để giao bóng, bắt lưới, cắt bóng, bỏ nhỏ và smash

Vì lý do các kỹ thuật này có đặc điểm chung là phải thực hiện khá nhanh trong tức khắc, đặc biệt là kỹ thuật bắt lưới bên trái và bên phải, chúng ta phải có một cách cầm cố định để không cần phải suy nghĩ quá nhiều về cách cầm mà chỉ cần tập trung thực hiện kỹ thuật. Theo phân tích của các chuyên gia tennis, Grip số 2 sẽ giúp bạn làm được điều này. Bạn có thể sử dụng Grip số 2 để thực hiện tất cả các kỹ thuật giao bóng, bắt lưới, cắt bóng, bỏ nhỏ và smash, thậm chí là cú thuận tay như đã phân tích bên trên.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Như TennisF đã nói về một trong những lợi ích của môn tennis là "lứa tuổi nào cũng chơi được" trong bài viết [Lợi ích của môn tennis] trong mục Kiến thức cơ bản, môn tennis có chia ra từng cấp độ bóng khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi người chơi.

4 cấp độ bóng tennis

Bóng đỏ

Bóng đỏ là cấp độ bóng chậm nhất trong bốn cấp độ trong môn tennis. Bóng đỏ có kích cỡ to hơn và chậm hơn 75% so với bóng thông thường (màu vàng). Bóng đỏ được thiết kế dành cho các bé từ 8 tuổi trở xuống và được chơi trong sân 36' x 18'.

Bóng cam

Bóng cam thì lại có kích cỡ bằng với bóng thông thường nhưng chậm hơn 50%. Bóng cam được thiết kế dành cho các bạn 10 tuổi trở xuống và được chơi trong sân 60′ x 21' (sân đơn) và 60' x 27' (sân đôi).

Bóng xanh lá

Cũng như bóng cam, bóng xanh lạ cũng có kích cỡ bằng với bóng thông thường nhưng khác là nó chậm hơn bóng thông thường chỉ 25%. Bóng xanh lá được thiết kế dành cho các bạn 7-10 tuổi và được chơi trong sân thông thường (78").

Bóng vàng (bóng thông thường)

Khi các bạn nhỏ đã trên 11 tuổi và đã thành thục các kỹ năng, TennisF xin chúc mừng các bạn đã có thể đánh bóng vàng thông thường như các người lớn. Tất nhiên, các bạn ấy cũng có thể đổi qua vợt thông thường như người lớn.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Trong môn tennis, nó có một điều thú vị là nó không chỉ có một loại mặt sân, bao gồm ba loại chính là sân cỏ, sân cứng và sân đất nện.

3 loại mặt sân chính trong tennis

Sân cỏ là mặt sân quần vợt truyền thống nhất. Quần vợt đã trở nên phổ biến khi được chơi trên các khu vườn và sân cỏ của tầng lớp quý tộc Anh thời xưa, do đó thường được gọi là Lawn Tennis (quần vợt sân cỏ).Trên bề mặt cỏ, bóng trượt và có thể thấy độ nảy không thể đoán trước, đồng thời duy trì tốc độ của nó. Do đó, các trận đấu trên sân cỏ diễn ra rất nhanh và phù hợp với những người chơi có kỹ thuật tinh xảo, sự tập trung và tốc độ cao.Đây là loại mặt sân nhanh nhất và phù hợp với lối chơi giao bóng và lên lưới.Những tay vợt như Roger Federer, Pete Sampras, Serena Williams, Margaret Court và Billie Jean King là các tay vợt kinh điển thi đấu xuất sắc trên sân cỏ.

Sân cứng thường được làm từ các lớp tổng hợp hoặc acrylic được đặt trên nền bê tông hoặc nhựa đường. Nhựa resin và cao su cũng được sử dụng trong một số công trình xây dựng.Tốc độ trên sân cứng nhanh hơn sân đất nện nhưng chậm hơn sân cỏ. Giải Grand Slam Mỹ mở rộng và Úc mở rộng hiện đang được chơi trên sân cứng phủ acrylic.Bóng thường nảy cao trên sân cứng. Những tay vợt toàn diện như Novak Djokovic thường có xu hướng thi đấu tốt trên sân cứng, do bản chất cân bằng của họ.

Sân đất nện thường được làm từ đá phiến nghiền hoặc gạch và các loại vật liệu vô cơ không liên kết khác. Có hai loại sân đất nện phổ biến.Loại sân đất nện đỏ phổ biến hơn ở châu Âu và Mỹ Latinh. Ví dụ, giải Grand Slam Pháp mở rộng được chơi trên sân đất nện đỏ. Chúng chủ yếu được làm từ gạch nghiền được đóng gói với một lớp vật liệu lỏng lẻo ở trên, tạo cho nó màu đỏ.Bóng thường có xu hướng giữ trên các bề mặt này và nảy cao, khiến việc đánh những cú đánh chiến thắng nhanh chóng trở nên khó khăn. Chúng chậm hơn sân cỏ rất nhiều và dẫn đến những pha bóng dài hơn.Với độ nảy cao, một cú đánh topspin tốt có thể là một vũ khí rất lợi hại trên sân đất nện, nơi việc đánh bại các tay vợt tennis đối phương chỉ bằng sức mạnh và vị trí là rất khó khăn.Những tay vợt baseline như Rafael Nadal, Björn Borg, Chris Evert và Justine Henin đã đạt được thành công lớn trên sân đất nện.Loại sân đất nện xanh ít phổ biến hơn được làm từ đá metabasalt nghiền và đất sét xanh ở trên. Bạn có thể tìm thấy được sân đất nện xanh ở một số khu vực của Hoa Kỳ và Canada.

Nguồn: Olympics Tennis

Cũng như bóng tennis, cấp độ sân nó cũng phải được thiết kế diện tích phù hợp với người chơi từng trình độ. Ví dụ, mình không thể nào ép một bạn nhỏ 8 tuổi chạy hết cả sân 78' như một người lớn. Vì vậy, sân tennis có bao gồm ba cấp độ khác nhau.

3 cấp độ sân tennis

Sân 36'

Sân 36' là được thiết kế dành cho trẻ em dưới 8 tuổi. Chiều dài của nó là 36' và chiều ngang chỉ có 18'. Diện tích này là hoàn toàn phù hợp cho các trẻ em nhỏ dưới 8 tuổi để làm quen với môn tennis.

Sân 60'

Khi các em nhỏ lớn hơn, các em có thể chơi với sân lớn hơn là sân 60'. Sân 60' có chiều dài là 60' và chiều ngang là 21' (đánh đơn) và 27' (đánh đôi). Với chiều dài sân lớn hơn và chiều ngang hẹp hơn so với sân 36', các bạn nhỏ có thể tập các pha bóng bền mà không bị ảnh hưởng sự phát triển kỹ thuật.

Sân 78'

Khi các em nhỏ đã trưởng thành hơn và thành thục các kỹ thuật cơ bản, mình có thể cho các em nhỏ trải nghiệm chơi trên sân thông thường (78'). Trên sân 78', nó có chiều dài 78' và chiều ngang 27' (đánh đơn) và 36' (đánh đôi), nên bạn cần phải có kỹ thuật tốt và di chuyển nhiều hơn.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Khi bạn vào chơi tennis, bạn sẽ thấy nó như là mình đang đánh một ván cờ. Mình phải suy nghĩ và đưa ra chiến thuật hợp lý cho từng pha bóng. Để có được các chiến thuật hợp lý, mình phải hiểu rõ các vị trí trên sân tennis. Trong sân tennis, mình có thể vẽ ra 5 vị trí sân để mình đưa ra chiến thuật phù hợp cho các pha bóng.

5 vị trí sân tennis

Tại vùng Phòng thủ, bạn nên

  • Lùi lại để tìm khoảng cách thích hợp (hoặc chơi bóng sống nếu kỹ thuật của bạn cho phép)

  • Đánh sâu qua sân đối thủ

  • Đánh bóng biên độ cao

  • Đánh chéo nhiều hơn hoặc điểm yếu đối thủ

  • Trở lại khu vực kiểm soát nhanh nhất có thể

Tại vùng Khống chế, bạn nên

  • Đánh bóng sâu và biên độ cao

  • Di chuyển đối thủ

  • Vào tư thế sẵn sáng để chuẩn bị chiến thuật tấn công

  • Chọn các cú đánh không để đối thủ có khả năng chiếm thế chủ động

Tại vùng Tạo áp lực, bạn nên

  • Chủ động tìm cơ hội chiếm thế chủ động

  • Nếu bạn thấy bóng đối thủ đánh có độ cao vừa, hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội tấn công để chủ động tiến tới

  • Nếu đối thủ đánh bóng thấp, hãy cố gắng đánh bóng vào các góc để di chuyển đối thủ

Tại vùng Tấn công, bạn nên

  • Bạn có thể lập tức đánh cú thắng điểm nếu đối thủ đánh qua trái bóng dễ. Nếu bạn chưa đủ tự tin để kết thúc điểm, bạn có thể tiếp tục di chuyển đối thủ để tiến lên vùng Dứt điểm.

  • Để tiến lên với sự chuẩn bị nhanh nhất, bạn có thể đánh cú dọc dây để lên bao phủ vùng Dứt điểm.

  • Đánh bóng thấp để làm khó đối thủ.

Tại vùng Dứt điểm, bạn nên

  • Bao phủ tối đa các góc đánh thường xuyên và xác suất cao của đối thủ

  • Sử dụng cú bắt lưới để dứt điểm

  • Ngoài cú bắt lưới, cú bỏ nhỏ cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn đủ tự tin về kỹ thuật này

  • Chọn kỹ thuật mà bạn tự tin nhất để dứt điểm

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Khi chơi tennis, ngoài việc chọn vợt ra, còn có một việc rất quan trọng nữa là Cách đan dây thế nào cho phù hợp. Để chọn đan dây nào cho phù hợp, mình cần xem qua 2 yếu tố bao gồm chất liệu dây vợt và độ căng dây vợt.

3 Chất liệu dây vợt

Nói chung, người mới bắt đầu nên sử dụng dây nylon (hoặc dây ruột tự nhiên nếu bạn không ngại đắt tiền), người chơi trung cấp có thể kết hợp đan 2 chất liệu dây khác nhau và người chơi nâng cao có thể sử dụng dây polyester.

Độ căng vợt

Mỗi chất liệu đều có độ căng vợt khuyến nghị khác nhau dành cho trình độ và nhu cầu của mỗi tay vợt. Vì vậy, mình muốn biết độ căng vợt bao nhiêu là phù hợp cho mình thì mình phải biết rõ trình độ của mình và nhu cầu của mình là gì.

Dây Nylon và Dây Ruột Tự Nhiên

Độ căng khuyến nghị: 22.5kg - 27kg

Nhu cầu: Tạo lực

  • Người mới bắt đầu: 24.5kg - 25kg

  • Trung cấp: 23.5kg - 24kg

  • Nâng cao: 22.5kg - 23kg

Nhu cầu: Khống chế bóng

  • Người mới bắt đầu: 26.75kg - 27.25kg

  • Trung cấp: 26 kg - 26.5kg

  • Nâng cao: 25 kg - 25.5kg

Dây Nylon và Dây Ruột Tự Nhiên

Độ căng khuyến nghị: 20kg - 24.5kg

Nhu cầu: Tạo lực

  • Người mới bắt đầu: 20kg - 20.5kg

  • Trung cấp: 21kg - 21.5kg

  • Nâng cao: 21.75kg - 22kg

Nhu cầu: Khống chế bóng

  • Người mới bắt đầu: 22.5kg

  • Trung cấp: 23kg - 23.5kg

  • Nâng cao: 24kg - 24.5kg

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để bạn có khái niệm tốt hơn khi chọn dây vợt. Để biết được chất liệu dây và độ căng nào phù hợp với mình, chúng ta cần phải trải nghiệm thực tế để có được lựa chọn phù hợp nhất.

Nguồn: Công ty Dụng Cụ Thể Thao Wilson

Cách cầm vợt cú thuận tay

Cú đánh thuận tay không chỉ giới hạn một cách cầm. Thay vì thế, cú thuận tay có rất nhiều cách cầm, bao gồm:

  • Grip số 3: Đây là cách cầm kinh điển nhất. Điểm chạm bóng của cách cầm này thấp hơn và xa cơ thể mình hơn so với cách cầm grip số 4. Cách cầm này giúp mình đánh bóng lực mạnh hơn nhưng ít xoáy hơn.

  • Grip giữa số 3 và 4: Cách cầm này thì mình sẽ sử dụng bộ mở để đánh để phát huy hiệu quả tối đa. Cách cầm này giúp mình đánh xoáy nhiều hơn.

  • Grip số 4: Cách cầm grip số 4 sẽ giúp mình đánh bóng cực kỳ xoáy và đánh bóng trên cao cực tốt. Tuy nhiên, cách cầm này thì sẽ hơi khó khăn khi đánh bóng tầm thấp. Cách cầm này phù hợp với các sân tốc độ chậm.

  • Cầm 2 tay: Tay vợt nữ Monica Seles và tay vợt nam Byron Black là ví dụ tay vợt sử dụng cách cầm này. Cách cầm này sẽ giúp mình không bị mất thăng bằng khi đánh bóng ở tầm xa cơ thể.

  • Grip số 2: Cách cầm này khá đặc biệt là có thể sử dụng để đánh tất cả các cú mà không cần đổi grip. Tuy nhiên, cách cầm này lại rất khó khăn khi đánh cú thuận tay khi bóng cao trên không trung. Điểm yếu khác của cách cầm này là rất dễ bị lỗi đánh không đúng nhịp nếu bạn không kiểm soát được cảm giác bóng.

Trong bài viết này, TennisF sẽ tập trung phân tích về cách đánh bằng cách cầm grip số 3, cách cầm giữa grip số 3 và 4 và cách cầm grip số 4.

Cách đánh bằng grip số 3

  • Bước chuẩn bị: Dựng đầu vợt cao lên trên, hạ thấp chân xuống. (Hình 1, 2 và 3)

  • Bước vung vợt: Đẩy thẳng vợt từ sau ra trước bằng mặt vợt phẳng với quỹ đạo thấp. Điểm chạm bóng ở đằng trước chân trụ để có khoảng cách vừa đủ tạo ra lực. (Hình 4, 5, 6)

  • Bước kết thúc: Xoay hông đẩy tới và vợt kết thúc trên vai bên hướng ngược lại. (Hình 7)

Cách đánh bằng grip giữa số 3 và 4

  • Bước chuẩn bị: Xoay hông và nâng cao khuỷu tay. Mình để đầu vợt cao khuỷu tay của mình. (Hình 1, 2 và 3)

  • Bước vung vợt: Vung vợt từ thấp lên cao và đẩy khuỷu tay từ hông ra ngoài. Sau đó, xoay hông và đẩy vợt tới với trục độ cao. (Hình 4, 5)

  • Bước kết thúc: Tiếp tục đẩy vợt tới và kết thúc ngang vai bên hướng ngược lại. (Hình 6, 7)

Cách đánh bằng grip số 4

  • Bước chuẩn bị: Xoay hông và nâng cao đầu vợt. Mình để đầu vợt cao khuỷu tay của mình. (Hình 1, 2 và 3)

  • Bước vung vợt: Vung vợt từ thấp lên cao và đẩy khuỷu tay từ hông ra ngoài. Sau đó, xoay hông và đẩy vợt tới với trục độ cao. Điểm chạm bóng cao hơn so với 2 cách cầm trên. (Hình 6)

  • Bước kết thúc: Tiếp tục đẩy vợt lên cao và kết thúc cao hơn vai bên hướng ngược lại. (Hình 7)

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Cú đánh trái tay có 2 dạng, bao gồm trái tay cầm 1 tay và trái tay cầm 2 tay. Trong bài viết này, TennisF sẽ phân tích đặc điểm và cách đánh của 2 dạng cú đánh trái tay.

Cú trái tay 1 tay

Đặc điểm của cú trái tay 1 tay

  • Lực xoáy nặng và tốc độ bóng cao

  • Dễ dàng đánh thủng lưới đối phương

  • Đánh dọc dây dễ hơn so với cú trái tay 2 tay

  • Góc đánh rộng

Cách đánh cú trái tay 1 tay

  • Cách cầm: grip số 1 hoặc số 2

  • Bước chuẩn bị: Xoay vai và đưa vợt về sau. Sau đó, đưa đầu vợt lên cao. (Hình 1)

  • Bước vung vợt: Đặt chân trụ vào sân và để vợt xuống thấp hơn cổ tay. Khi chạm bóng, mặt vợt giữ chắc và bằng phẳng. (Hình 2, 3, 4)

  • Bước kết thúc: Tiếp tục đẩy thẳng cánh tay và kết thúc trước cơ thể mình và đầu vợt kết thúc cao hơn cổ tay. (Hình 5, 6, 7)

Cú trái tay 2 tay

Đặc điểm của cú trái tay 2 tay

  • Không cần sử dụng quá nhiều lực

  • Có thể đánh bóng trên cao hiệu quả

  • Đối phương khó đoán được hướng bóng

Cách đánh cú trái tay 2 tay

  • Cách cầm: tay trên grip số 3 (người thuận tay trái) và tay trên grip số 1 (người thuận tay phải)

  • Bước chuẩn bị: Xoay vai và đưa 2 tay về sau và đặt chân trụ vào sân (Hình 1, 2, 3)

  • Bước vung vợt: Xoay hông, xoay cổ tay và khuỷu tay để đẩy và nâng vợt lên. Điểm chạm bóng trước chân trụ. (Hình 4, 5, 6)

  • Bước kết thúc: Tiếp tục vợt và để đầu vợt kết thúc cao hơn vai mình. (Hình 7)

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Cú giao bóng là cú đánh để mình bắt đầu pha bóng. Nó có thể trở thành một "vũ khí" cực kỳ lợi thế cho mình nếu thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại không dễ dàng. Lý do là vì nó là cả một hệ thống chuỗi liên kết của toàn bộ cơ thể mình. Chuỗi liên kết này được kết nối từ chân lên đến cánh tay của mình. Các thành phần cơ thể để tạo ra chuỗi liên kết này bao gồm:

Lực bóng của cú giao bóng không phải đơn thuần chỉ là lực thân trên (từ hông trở lên) của mình. Thực chất, giải thích theo Quy luật phản lực của Newton, lực bóng của cú giao bóng là đến từ độ nén chân của mình. Sau đó, mình mới tạo ra chuỗi liên kết bằng cách phối hợp thân dưới và thân trên của mình để tạo ra lực bóng tối đa.

Cách thực hiện cú giao bóng

  • Cách cầm: grip số 2 hoặc giữa grip số 2 và số 3

  • Hạ chân xuống để tạo phản lực (không xuống quá thấp). (Hình 1,2)

  • Đưa bóng lên độ cao vừa đủ và tay còn lại đưa vợt vào thế chuẩn bị. (Hình 3, 4)

  • Sử dụng độ phản lực từ độ nén của chân để bật lên, xoay hông và vai và duỗi thẳng khuỷu tay đưa vợt tới trước. (Hình 5)

  • Khi chạm bóng, xoay cổ tay để tạo lực xoáy và chỉnh điểm rơi của bóng. (Hình 6)

  • Thả lỏng cánh tay và đưa vợt xuống khi chạm xong bóng. Khi đáp xuống, giữ thăng bằng. (Hình 7).

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Kỹ thuật bắt lưới là một kỹ thuật hơi khác biệt so với các cú đánh khác. Nguyên lý của kỹ thuật bắt lưới là mình sử dụng lực bóng từ đối phương và chuyển hoá nó thành cú tấn công của mình.

Cách cầm vợt cú bắt lưới

Cách cầm: grip số 2 (không cần thay đổi grip khi bắt lưới trái tay và thuận tay).
Lưu ý: Kỹ thuật bắt lưới chỉ thực hiện được trong tức khắc. Vì vậy, nó sẽ rất khó khăn nếu mình không có một cách cầm cố định.

Cách thực hiện cú bắt lưới

  • Cách cầm: grip số 2 (không cần thay đổi grip khi bắt lưới trái tay và thuận tay).

  • Bước chuẩn bị: Thực hiện Split-step để tạo phản lực đưa cơ thể lên trước và giữ thăng bằng. Sau đó, hạ thấp 2 chân xuống.

  • Bước chạm bóng: Xoay thân trên, đưa vợt lên độ cao bằng vai mình. Khi chạm bóng, duỗi thẳng cổ tay với mặt vợt hơi mở.

  • Bước kết thúc: Xoay thân trên tới điểm rơi của bóng và chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Kỹ thuật smash là một kỹ thuật mình bắt buộc phải tập nếu như mình muốn sở hữu một "vũ khí" mạnh mẽ để kết thúc pha bóng. Động tác của cú smash khá giống với cú giao bóng. Tuy nhiên, cú smash lại khác một điều là mình phải phán đoán được hướng bóng và quỹ độ của đối phương thay vì chủ động như trong cú giao bóng. Vì vậy, mình phải mở vợt ngắn lại để kịp thời tiếp xúc bóng khi đã nhận diện được hướng bóng và quỹ độ bóng.

Cách thực hiện cú smash

  • Cách cầm: grip số 2

  • Bước chuẩn bị: Xoay vai và hông vào vị trí như tư thế giao bóng. Sau đó, mình hạ thấp chân sau xuống. Tiếp theo, đưa vợt lên cao, mở ra với khoảng cách ngắn (không rộng như cú giao bóng) và tay còn lại chỉ vào trái bóng để định hướng. (Hình 1, 2, 3)

  • Bước vung vợt: Xoay thân trên, nâng vai lên và duỗi thẳng cánh tay khi chạm bóng. (Hình 4, 5)

  • Bước kết thúc: Sau khi chạm bóng, di chuyển toàn bộ cơ thể theo điểm rơi đường bóng để chuyển hoá năng lượng còn lại và chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo. (Hình 6)

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Trong môn quần vợt, ngoài tấn công đối phương, chúng ta còn phải phòng thủ khi bị tấn công. Kỹ thuật cắt bóng chính là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất trong môn quần vợt giúp chúng ta phòng thủ khi bị đối phương tấn công dồn dập.

Cách cầm vợt cú cắt bóng

Cách cầm: grip số 1 hoặc số 2

Cách thực hiện cú cắt bóng

  • Bước chuẩn bị: Xoay thân trên và đưa vợt về sau là lên cao. Tay còn lại giữ chính giữa khung vợt. Sau đó, mình thả lỏng khuỷu tay và để song song với mặt sân. (Hình 1, 2)

  • Bước vung vợt: Mình giữ mặt vợt thẳng và bỏ tay trên khung vợt ra. Sau đó, mình duỗi thẳng khuỷu tay và giữ mặt vợt hơi mở (tối đa 5 độ) khi chạm bóng. Tay còn lại mình đưa về sau để giữ thăng bằng, theo nguyên lý đối trọng. (Hình 3, 4, 5)

  • Bước kết thúc: Mình tiếp tục đẩy vợt đi tới với chiều hướng đi xuống với cánh tay kết thúc trên độ cao của vai mình. (Hình 5, 6)

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Theo bạn nghĩ, cú bỏ nhỏ có cần thiết trong chiến thuật của bạn không? Theo góc nhìn của TennisF, cú bỏ nhỏ là một kỹ thuật cần thiết, bất kể chiến thuật của bạn là gì. Lý do là vì cú bỏ nhỏ là một kỹ thuật cực kỳ hiệu quả khi bạn muốn thay đổi nhịp bóng của đối phương và đa dạng hoá chiến thuật của bạn.

Cách cầm vợt cú bỏ nhỏ

Cách cầm của cú bỏ nhỏ là y chang như cách cầm của cú thuận tay và trái tay của mình để đối phương không đoán được cú đánh của mình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng grip số 2 hoặc grip số 3, tuỳ theo sự phù hợp dành cho bạn.

Cách thực hiện cú bỏ nhỏ

  • Cách cầm: grip số 2

  • Bước chuẩn bị: Mình bước chân trụ lên, mở vợt ra như cú thuận tay và trái tay của mình. Tuy nhiên, mình cố gắng đưa vợt lên cao xíu để tạo quỹ đạo cho bước chạm bóng. (Hình 1, 2)

  • Bước chạm bóng: Đưa vợt tới từ trên cao xuống với mặt vợt mở và chạm nhẹ vào bóng với tốc độ vợt chậm và cổ tay thả lỏng. (Hình 3, 4)

  • Bước kết thúc: Dẫn đầu vợt tới ngang hông của mình và giữ mặt vợt mở. Sau đó, giữ thăng bằng và chuẩn bị cho cú đánh sau. (Hình 5, 6)

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Chiến thuật tennis có bao gồm rất nhiều kiểu và nó phụ thuộc vào điểm mạnh và cơ địa của mỗi tay vợt. Tuy nhiên, mọi chiến thuật tennis đều phải tuân theo các quy luật bên dưới để trở nên hiệu quả.

  1. Giảm thiểu tỉ lệ tự đánh bóng hỏng

  2. Sử dụng thế mạnh của mình khi có cơ hội

  3. Không để đối phương làm khó mình quá nhiều (ví dụ: đánh mình lui về quá nhiều)

  4. Giữ tâm lý vững vàng

  5. Khai thác điểm yếu đối phương

  6. Sử dụng nhiều cú đánh khác nhau để di chuyển đối phương và thay đổi nhịp đánh của họ

  7. Tạo áp lực lên đối phương khi có cơ hội

Các chiến thuật khác nhau

Giao bóng lên lưới

Đặc điểm

  • Có kỹ năng giao bóng và bắt lưới rất tốt

  • Tốc độ di chuyển lên lưới rất nhanh

  • Tỉ lệ giao bóng một thành công rất cao

  • Lên lưới tạo áp lực để đối phương đẩy bóng qua và dứt điểm bằng cách bắt lưới

  • Phù hợp trên sân nhanh như sân cỏ và sân cứng

Đánh bóng bền cuối sân

Đặc điểm

  • Kỹ năng đánh phông rất tốt và bền bỉ

  • Làm đối phương cảm thấy khó khăn khi giao bóng

  • Thường sử dụng cú thuận tay inside-out để di chuyển đối thủ

  • Phù hợp trên mọi mặt sân, đặc biệt là sân chậm

Phòng thủ phản công

Đặc điểm

  • Đứng xa vạch cuối sân

  • Tâm lý rất bền vững

  • Đánh bóng xoáy cao

  • Thể lực rất tốt và khoẻ

  • Phù hợp trên sân chậm như sân đất nện

Toàn diện

Đặc điểm

  • Đánh tốt được hầu hết mọi kỹ thuật

  • Luôn luôn thay đổi nhịp đánh của đối phương

  • Làm đối phương cảm thấy khó khăn để tìm ra điểm yếu của họ

  • Phù hợp trên mọi mặt sân

cách khắc chế

Đối với chiến thuật GIAO BÓNG LÊN LƯỚI:

  • Tập trung trả giao bóng một càng nhiều càng tốt

  • Tấn công dọc dây khi trả giao bóng hai

  • Đánh bóng ngắn qua đường chéo

  • Giữ bình tĩnh và cố gắng đánh bóng xoáy vào chân họ

Đối với chiến thuật ĐÁNH BÓNG BỀN CUỐI SÂN

  • Đánh bóng dài và cao

  • Sử dụng cú cắt bóng để thay đổi nhịp của họ

  • Giao bóng và lên lưới khi có cơ hội

  • Giao bóng vào điểm giữa người đối phương để giảm thiểu góc đánh của họ

  • Giao bóng hai vào điểm mạnh của họ và đánh vào điểm yếu

Đối với chiến thuật PHÒNG THỦ PHẢN CÔNG

  • Cố gắng đánh bóng sớm hơn để tạo áp lực

  • Không giao bóng quá mạnh để phòng trường hợp họ mượn lực mình để phản công

  • Tấn công bóng ngắn

  • Sử dụng chiến thuật GIAO BÓNG LÊN LƯỚI khi mình đang lợi điểm

Đối với chiến thuật TOÀN DIỆN

  • Đánh bóng bền và xoáy cao

  • Giảm thiểu gốc độ tấn công của đối thủ

  • Giữ tâm thế bình tĩnh và đợi cơ hội tấn công

Lưu ý: Các chiến thuật và cách khắc chế trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết được bạn phù hợp với chiến thuật nào nhất để khắc chế các chiến thuật khác nhau, chúng ta cần có những buổi tập và thi đấu thực tế.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Khi thi đấu tennis, ngoài kỹ thuật tốt và chiến thuật hiệu quả, còn thêm một yếu tố nữa các tay vợt xuất sắc đều sở hữu. Đó chính là Tâm lý thi đấu tốt. Cụ thể hơn, để có được tâm lý thi đấu tốt, bạn bắt buộc phải có đủ bốn yếu tố bên dưới.

BỐN YẾU TỐ TRONG TÂM LÝ THI ĐẤU TENNIS

I. Tự tin

  • Mình cần phải có sự tự tin vừa đủ để tối ưu hoá hiệu suất thi đấu.

  • Thiếu tự tin sẽ làm cơ thể bạn bị căng thẳng và không thực hiện được các kỹ thuật hiệu quả.

  • Tự tin thái quá sẽ khiến bạn chủ quan và có thể dễ bị ảnh hưởng tâm lý khi xảy ra tình huống bất ngờ.

  • Để có được sự tự tin phù hợp, mình cần phải có tư duy tích cực, tự khích lệ và tự nhắc nhở bản thân khi cần thiết.

  • Ví dụ: tay vợt Andre Agassi luôn giữ bình tĩnh và tự nhắc nhở bản thân khi đánh các pha bóng lỗi

II. KHỐNG CHẾ CẢM XÚC

  • Mỗi tay vợt đều có cảm xúc khác nhau khi thi đấu và họ đều có cách khác nhau để tự khống chế cảm xúc của họ.

  • Một số tay vợt có thể chơi tốt khi họ không bị kích động nhưng có một số tay vợt lại chơi tốt trong khi họ bị kích động

  • Ví dụ: Tay vợt Rafael Nadal chơi tốt khi bị kích động nhưng tay vợt Roger Federer lại chơi tốt khi không bị kích động.

  • Vì vậy, mình phải đi cọ xát nhiều để biết được mình chơi tốt trong trạng thái nào và mình điều chỉnh cảm xúc trong trận đấu một cách hợp lý.

III. ĐỘNG LỰC

  • Mình có thể hiểu đơn giản ĐỘNG LỰC như một động cơ. Khi chúng ta không có động lực thì chúng ta không muốn làm gì. Thi đấu tennis cũng không phải là ngoại lệ.

  • Để có được động lực, mình phải có đủ hai thành phần, bao gồm:

IV. TẬP TRUNG

  • Sau khi mình đã hội tụ đủ ba yếu tố bên trên, thì mình phải có được sự TẬP TRUNG tối đa để thực hiện những mục tiêu mình đã đặt ra.

  • Cụ thể, mình phải tập trung tối đa vào quả bóng và thực hiện theo chiến thuật mình đã suy nghĩ và không bận tâm về các yếu tố bên ngoài.

  • Để có được sự tập trung tối đa khi thi đấu, bạn nên tập làm quen với môi trường (mặt sân, thời tiết, khán giả,...), tập trung mắt nhìn vào bóng và tự nhắc nhở bản thân tập trung.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Để thực hiện các kỹ thuật trong tennis một cách nhịp nhàng và hiệu quả, mình cần phải hiểu rõ những nguyên tắc vật lý và tìm cách áp dụng vào kỹ thuật dựa theo cơ địa của cơ thể mình.

Trong tennis, có một công thức vật lý mà mình phải học và hiểu rõ có tên gọi là BIOMEC. BIOMEC là từ viết tắt tiếng Anh của 6 yếu tố, bao gồm Balance (Thăng bằng), Inertia (Quán tính), Opposite Force (Lực đối lập), Momentum (Động lượng), Elastic Energy (Lực đàn hồi) và Coordination Chain (Chuỗi liên kết).

Balance (Thăng bằng)

Thăng bằng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong tennis. Môn tennis là một môn thể thao đòi hỏi thăng bằng khi chuyển động vì nó liên quan đến sự chuyển động liên tục. Điều quan trọng là phải duy trì một đường thẳng từ đầu đến đất để cho phép chuyển động của lực. Ví dụ, khi một tay vợt hàng đầu rơi vào tình huống khó khăn, họ vẫn có thể giữ cho đầu và cơ thể của họ ổn định để thực hiện một cú đánh hiệu quả.

Inertia (quán tính)

Luật quán tính chỉ ra rằng quán tính là sức kháng cự của vật thể khi chuyển động hoặc dừng chuyển động. Khi bạn ở trong tư thế sẵn sàng, cơ thể và vợt của bạn không chuyển động và do đó có một lượng quán tính nghỉ nhất định. Khi bạn phản xạ với cú đánh của đối thủ, bạn phải vượt qua quán tính nghỉ bằng cách sử dụng trọng lực và tạo ra đủ lực để di chuyển thông qua lực nén từ chân.

Opposite Force (Lực đối lập)

Trong tennis, chúng ta khởi động sự chuyển động và kỹ thuật từ chân bằng cách đẩy xuống đất. Sau đó, mặt đất đẩy ngược lại với cùng một lực. Lực đối lập từ mặt đất sẽ tạo ra sức mạnh cho lực bóng của mình. Ví dụ, khi các tay vợt hàng đầu bắt đầu một cú giao bóng, trước tiên họ sẽ đẩy xuống đất (thông qua việc uốn cong đầu gối) và hành động này sẽ tạo ra lực bóng mạnh mẽ cho cú giao bóng của họ.

Opposite Force (Lực đối lập)

Công thức vật lý của Động Lượng là "trọng lượng x vận tốc". Có 2 loại động lượng, bao gồm động lượng tuyến tính (đi theo đường thẳng) và động lượng góc (đi theo chuyển động tròn). Động lượng tuyến tính đơn giản là chuyển trọng lượng cơ thể về phía trước theo hướng bạn muốn đánh (ví dụ: cú cắt trái tay), trong khi động lượng góc được tạo ra từ lực xoay của cơ thể tạo ra từ hông và thân (ví dụ: cú thuận tay).

Elastic Energy (Lực đàn hồi)

Lực đàn hồi là được lưu trữ trong cơ và gân khi kéo căng. Khi được kéo căng, cơ và gân sẽ lưu trữ lực như dây thun được kéo căng. Các tay vợt hiện đại áp dụng nguyên tắc này trong bước chuẩn bị của cú giao bóng và các cú đánh khác, giúp tạo ra nhiều lực hơn. Tương tự, khi chuẩn bị thực hiện cú đánh, các tay vợt sẽ sử dụng kỹ thuật Split-step để có lực đàn hồi và bước tới trái bóng nhanh hơn.

Coordination Chain (Chuỗi liên kết)

Chuỗi liên kết là sự hoạt động kết hợp của các bộ phận chân, hông, thân, vai và cẳng tay của mình. Khi các bộ phận này được phối hợp nhịp nhàng, nó sẽ giúp bạn đánh bóng với lực mạnh với sự khống chế tối ưu mà không bị mất quá nhiều sức. Quá trình kết hợp này sẽ tiếp tục cho đến phần cuối của chuỗi khi lý tưởng nhất là vợt tăng tốc với tất cả tốc độ được tổng hợp vào trái bóng.

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Theo ý nghĩa cơ bản trong từ điển tiếng Anh, dinh dưỡng được định nghĩa là "các chất hóa học từ môi trường được cơ thể hấp thụ để cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì sự sống và sức khỏe". Để có được sức khoẻ tốt khi đi thi đấu tennis, các tay vợt cần có các chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng để có đủ năng lượng thi đấu.

Các chất dinh dưỡng bắt buộc phải có trong chế độ dinh dưỡng dành cho các tay vợt thi đấu tennis bao gồm:

Protein

Carbohydrate

Chất béo

Vitamin

Chất khoáng

nước

ví dụ minh hoạ thực đơn

Nguồn: ITF (Liên Đoàn Quần Vợt Quốc Tế)

Bạn muốn đăng ký tập luyện?

TennisF xin mời bạn điền thông tin cần tư vấn: